UBND THỊ XÃ KINH MÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆP HÒA
BÀI TUYÊN TRUYỀN SÁCH THÁNG 3/2024
Giới thiệu sách theo chủ điểm chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
Giới thiệu cuốn: “Chị Sáu ở Côn Đảo”
1.Thời gian - Địa điểm:
Vào hồi 7h40 phút, ngày 04 tháng 03 năm 2024.
Tại trường TH Hiệp Hòa.
Người tuyên truyền: HS.
2. Thành phần:
Toàn thể CB, GV, NV nhà trường
Cùng toàn thể các em học sinh trong trường
3. Nội dung:
"Mùa hoa Lê – Ki – Ma nở
Ở quê ta miền đất đỏ
Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng
Đã chết cho mùa hoa Lê - Ki - Ma nở
Đời sau vẫn còn nhắc nhở
Sông núi đất nước ơn người anh hùng
Đã chết cho đời sau
Người thiếu nữ ấy như mùa xuân
Chị đã dâng chọn cuộc đời
Để chiến đấu với bao niềm tin
Dù chết vẫn không lùi bước"
Các bạn thân mến!
Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh quyết liệt, đất nước đã sản sinh ra không biết bao nhiêu người con anh hùng bất khuất và kiên chung, hi sinh vì nước nhà để rồi đến bây giờ không chỉ những trang sử sách còn lưu danh, tượng đài Tổ Quốc ghi ơn mà các chị, các bậc anh hùng ấy còn đi vào lòng người qua những ca từ hào hùng và mạnh mẽ không thể nào quên. Bài hát ấy cũng là một minh chứng cho điều đó phải không các bạn? Đó là bài hát ca ngợi người con gái đất đỏ mang tên Võ Thị Sáu. Các bạn có biết không? Đó là những con người đã một thời trong khói lửa họ là những o du kích, những thanh niên xung phong, trong đấu tranh họ hi sinh để giành lấy hạnh phúc cho thế hệ chúng ta ngày hôm nay.
Các bạn ạ, Tác giả Lê Quang Vịnh người viết nên cuốn sách : “Chị Sáu ở Côn Đảo” Nguyên là một Ủy viên thường trực Tổng hội học sinh, sinh viên Sài Gòn- Chợ Lớn trong kháng chiến chống Mỹ. Ông đã từng là tù chính trị bị đày ra Côn đảo nơi từng giam giữ Chị Sáu trước kia. Ông nghe về người nữ anh hùng ấy, đến viếng mộ và viết nên cuốn sách .Sách do NXB Kim Đồng xuất bản năm 2006, kích thước 14,5x 18,5 cm, số lượng in 34.600 bản. Sách dày 35 trang, với cách minh họa tài tình. Hình ảnh chị Sáu hiên ngang ngẩng cao đầu với lá cờ đỏ sao vàng những kỉ niệm ấy đã trở thành một di vật lịch sử rõ nét trên trang bìa mà hôm nay chúng ta không khỏi vinh dự tự hào về truyền thống anh hùng của người phụ nữ Việt Nam.
Từng trang sách khắc hoạ hình ảnh người nữ anh hùng đã chiến đấu và hi sinh một cách anh dũng dù trong gian khổ, đau đớn vẫn cất cao tiếng hát của mình với những lời lẽ, ca từ hết sức mạnh mẽ: “Bao chiến sĩ anh hùng vung gươm ra xa trường”. Vâng, họ có thể bắt giam chị, nhưng họ có thể bắt giam được trái tim chị? Trái tim của người con cách mạng, trái tim của lòng nhiệt huyết sục sôi, căm phẫn trước những kẻ xâm lược. Như Bác Hồ đã từng nói:
"Thân thể ở trong lao , tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao"
Lật từng trang sách, các em sẽ được hiểu hơn về người con gái ấy tuy nhỏ bé nhưng lại mang trong mình ý chí nghị lực phi thường, ý chí anh bộ đội Cụ Hồ đã được thể hiện "Khi chị bị bắt ở Vũng Tàu và đưa về Sài Gòn, Bót Ca-ti- na là nơi khai thác và tra tấn chị. Suốt ba tháng ròng rã chịu nhục hình hết sức dã man, chị Sáu vẫn không khai điều gì có hại cho đồng chí, đồng bào" . Chị đã nhận hết về mình khó khăn, vất vả, đau đớn, Nhờ vào tuổi còn nhỏ của mình mà vượt qua tai mắt của kẻ thù, cống hiến cho cách mạng ngay khi tuổi còn thơ. Trong lao tù nhưng chị vẫn hoạt động, tìm cách móc nối với cơ sở cách mạng ở bên ngoài. Chúng đưa chị ra Côn đảo nơi hoàn toàn biệt lập với đất nước với nhân dân, với đồng chí, đồng đội của mình.
Tuổi 17 đôi mươi là tuổi đẹp nhất của đời người con gái, là đang tuổi ăn, tuổi học của các em ngày hôm nay, thì với chị Sáu đã là một chiến sĩ cách mạng thông minh, lanh lợi góp ích cho nước nhà trong quá trình đấu tranh giành lại độc lập: “Chị Sáu vẫn tươi, chị vừa từ tuổi 16 bước sang tuổi 17 trông chị không có vẻ mệt mỏi mặc dù cái còng số 8 nặng nề đang siết chặt đôi tay nhỏ và bộ quần áo xanh bạc màu đã nhàu nát và lấm lem”. Nhưng ở người con gái ấy có mất đi cái tuổi hồn nhiên ngây thơ không? Vâng, chị vẫn cất cao tiếng hát, vẫn vui chơi, bắt bướm cả khi bị còng gông. "Chị nhẹ nhàng hái một đoá hoa cài lên tóc trước sự ngơ ngác của bọn lính với súng gươm đằng đằng sát khí áp tải chị".
Chị Sáu ở Côn Đảo là hình ảnh đẹp mãi trong lòng mỗi chúng ta, sống mãi với thời gian và Tổ quốc. Ở chị là cả một lòng nhiệt huyết cho sự nghiệp và đức tính hy sinh đã ngấm sâu vào tâm hồn chị, khi bức thư của Ban lãnh đạo do anh lao dịch nhờ chị thường án chuyển giúp bị địch phát hiện, trước tình thế nguy cấp ấy chị chỉ kịp nghĩ cho mọi người, cho Tổ quốc mà nhận hết trách nhiệm và khó khăn về phần chị, chị đã điềm tĩnh và trả lời một cách khôn ngoan xoay chuyển tình thế có lợi cho hai người, cho cách mạng như thế nào? các bạn hãy cùng tìm hiểu thêm nhé!
Ở chị Sáu còn là sự ham học chị nói với mọi người rằng: “Còn sống một giây phút là còn phục vụ cho cách mạng, muốn phục vụ tốt thì phải học tập tốt, Bác Hồ mà vẫn còn học. Bác dạy rằng phải học mãi, học đến chọn đời để công tác ngày một tốt hơn, công tác không ngừng, học tập không ngừng”
Người con gái ấy còn là một người con hiếu thảo với gia đình, khi biết mình phải ra pháp trường chị đã gửi lại cho gia đình vật gì? tình chị đối với các em của chị như thế nào? Đến với cuốn sách các em sẽ được biết rõ hơn.Điều gì đã xảy ra với chị? Kẻ thù tàn nhẫn đã lấy đi tuổi thanh xuân của chị, cướp đi tuổi thơ hồn nhiên ấy. Nhưng điều gì khiến cho chị trở nên đẹp mãi trong lòng mỗi chúng ta, trong lòng mỗi người dân Việt nam cho đến bây giờ:“Nước mắt của 2 nghìn con người bị đoạ đầy áp bức đã rơi và học cùng hát với chị để tiễn biệt người nữ đồng chí anh hùng, họ bãi thực và làm lễ mặc niệm chị”.
Hãy đến với cuốn sách: “Chị Sáu ở Côn Đảo” các bạn sẽ biết nhiều hơn về chị về người con gái đất đỏ kiên trung ấy, về cái chết hiên ngang không một chút run sợ trước họng súng của quân thù, chị ngẩng cao đầu, tim chị vẫn đập và hướng về Tổ quốc, về Bác Hồ và nhân dân, chị giữ vững niềm tin, niềm hi vọng về một ngày mai tươi sáng. Trước cái chết Chị vẫn còn gửi gắm vào một tên lính phi đánh thuê long lanh dòng lệ chảy xuống gò má đen bóng thương cho chị:“Anh cho tôi gửi lời thăm hỏi tất cả phụ nữ phi cũng đang chung số phận nô lệ đoạ đày như chúng tôi”.
Tới hơi thở cuối cùng chị vẫn khiến cho kẻ thù run sợ không giám nhìn thẳng vào chị. Chị là vậy đến khi ngã xuống " Đầu chị hơi nghiêng nghiêng như say ngủ" Chị sống anh hùng và cả khi chết cũng anh hùng cái chết của chị vẫn đẹp như khi chị còn sống vậy. Hình ảnh ấy đã tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Hãy tìm hiểu cuốn sách “Chị Sáu ở Côn Đảo” các bạn sẽ được hiểu rõ hơn về người con gái ấy và cuộc đời chiến đấu tới hơi thở cuối cùng, người chiến sĩ cách mạng kiên trung sống cho Tổ quốc, thác cho Tổ quốc.
TTN: 01438
|
Hiệp Hòa, Ngày 01 tháng 3 năm 2024
|
DUYỆT CỦA BGH
PHT Bùi Văn Xứng (đã kí)
|
CÁN BỘ THƯ VIỆN
Nguyễn Thị Hằng
|
Đăng bài ngày: 07/3/2024