UBND THỊ XÃ KINH MÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆP HÒA
BÀI TUYÊN TRUYỀN SÁCH THÁNG 11/2024
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM ( 20/11 )
Chủ điểm: Nhớ ơn thầy cô
Giới thiệu cuốn: “Vị thánh trên bục giảng”
1.Thời gian - Địa điểm
Ngày 11 tháng 11 năm 2024.
Tại trường TH Hiệp Hòa
Người tuyên truyền: HS Nguyễn Thu Hằng lớp 5A
2. Thành phần.
Toàn thể CB, GV, NV nhà trường
Cùng toàn thể các em học sinh trong trường.
3. Nội dung:
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!
Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Một năm thấm thoát đã đi qua, ngày 20/11 năm nay lại sắp tới gần, là ngày hiến chương các nhà giáo Việt Nam đấy các em ạ! Chính vì vậy mà đến với buổi giới thiệu hôm nay cô xin giới thiệu với các em một cuốn sách vô cùng ý nghĩa, đồng thời đây cũng chính là món quà mà cô cùng các em dâng tặng các thày cô giáo của mình nhân ngày tôn vinh vẻ đẹp của nghề dạy học.
Cầm trên tay cô lúc này là cuốn sách “Vị thánh trên bục giảng” của Nhà xuất bản Giáo Dục – Hội nhà văn Việt Nam, do hai nhà thơ tên tuổi là nhà thơ Đỗ Trung Lai và nhà thơ Trần Đăng Khoa tuyển chọn.
Cuốn sách được in trên khổ 11 x 18 cm rất sinh sắn, gọn nhẹ, dày 244 trang. Ở trang bìa là hình ảnh rất ý nghĩa và mang đậm nét bổ sung cho tên tác phẩm, đó là hình ảnh người thầy đang ngồi dạy học cho một bạn học sinh nữ vào buổi tối, dường như hình ảnh này đã toát nên nội dung chính của tác phẩm “Vị thánh trên bục giảng”.
Các em ạ! Mỗi chúng ta từ ông bà cha mẹ, anh chị, các em và cả cô nữa, mỗi người đều có những người thầy, người cô đã từng dạy dỗ, dìu dắt ta nên người. Không ai phủ nhận công lao to lớn đó, chính vì vậy mà cứ đến ngày này hằng năm toàn thể các em và nhân dân cả nước tưng bừng chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Ngày mà các thầy cô dạng dỡ vẻ mặt ôm những bó hoa tươi thắm vào lòng, nghề thầy giáo tuy đạm bạc mà cao quý. Thầy giáo không chỉ dạy chúng ta biết cái chữ, đem lại cho chúng ta kiến thức bước vào tương lai mà còn rèn rũa cho chúng ta thành những con người chân chính, có nhân cách, có phẩm chất đạo đức, chính vì vậy mà khi đứng trên bục giảng họ không còn là những người thầy bình thường nữa mà đã trở thành những “Vị thánh”.
Đúng như vậy. Người thầy chính là những vị thánh bởi vì họ không đơn giản là dạy chữ mà họ còn dạy cho chúng ta làm người nữa. Ngay ở câu chuyện đầu tiên “Điều có thể” đã toát nên chân lí đó. Câu chuyện kể về một cậu học sinh muốn có tấm bằng đại học mà lại không muốn học, anh ta được bố gửi đến nhà một thầy giáo có tên tuổi, khi đến nhà thầy anh ta đề nghị với thầy giáo của mình và thỏa thuận với thầy về giá cả của tấm bằng đại học, dù phải mất rất nhiều tiền anh ta cũng muốn mua một tấm bằng thay vì phải đi học, đi thi để có được nó. Nhưng ở đây cậu học sinh này đã phải hốt hoảng ngạc nhiên khi người thầy của anh ta chỉ muốn coa một hũ gạo, hũ muối và một hũ tương bần thôi. Chính lòng nhân ái không ham tiền bạc của người thầy đã làm anh ta tỉnh ngộ, đi đúng con đường của mình “Có học thì mới có thi và học giỏi thì sẽ đỗ”.
Hay câu chuyện “Thầy chủ nhiệm” đã làm cô xúc động không cầm được nước mắt, run run khi cô đọc hết câu chuyện này. Câu chuyện nói về một người thầy giáo thương binh và Liên cô học trò có hoàn cảnh éo le, dường như Liên không có điều kiện đến lớp, do bố mẹ bỏ nhau, bố Liên phải vào tù, nên Liên ở với bà. Do chán nản về hoàn cảnh gia đình Liên đâm ra chán học thậm chí đã bỏ nhà theo bạn lên thành phố bán bia ôm kiếm tiền, lúc Liên nhận ra việc mình làm khồn đúng đắn cô đã muốn bỏ về nhưng bà chủ giữ Liên ở lại buộc cô phải làm việc cho bà ta, đúng lúc Liên đang thất vọng tràn chề thì thầy giáo chủ nhiệm của Liên đã xuất hiện, thầy đã giang tay đón nhận Liên trở về lớp học mang lại niềm tin ánh sáng soi rọi cho Liên quay trở lại cuộc sống bình thường. Nhờ vào lòng nhân ái, sự quan tâm dìu dắt như một người cha cùng với câu nói “ Nên – thợ - nên – thầy – nhờ - có - học” Liên đã lao đầu vào học và nghị lực do thầy giáo mang lại cho Liên đã giúp Liên bước chân vào giảng đường đại học đón nhận một tương lai rãng rỡ, mang theo hình ảnh người thầy thương binh đi suốt cuộc đời với lòng biết ơn sâu sắc người thầy đã dạy dỗ mình nên người.
Các em ạ! Đọc sách, tiếp nhận những điều hay từ sách, là công việc riêng của mỗi người. Cô không thể kể hết những câu chuyện trong cuốn sách này cho các em được, cô chỉ muốn thông qua buổi giới thiệu sách hôm nay các em sẽ có những nhận thức sâu sắc hơn nữa về công lao của các thầy cô giáo, về nghề thầy giáo đã hiến dâng cả cuộc đời vì sự nghiệp trăm năm trồng người.
Cô không biết nói gì hơn nữa vì toàn bộ 24 câu chuyện trong cuốn sách này đã toát nên hết những điều đó. Mượn lời cha ông ta “Không thầy đố mày làm lên” cô xin khép lại buổi giới thiệu sách hôm nay. Cô hy vọng sau buổi giới thiệu sách này các em sẽ ham đọc sách hơn, ham học hơn để đền đáp công lao to lớn của các thầy cô giáo.
Cuối cùng cô chúc các em học giỏi và cố gắng sắp xếp thời gian để đọc được nhiều sách.
Hẹn gặp lại các em trong buổi giới thiệu sách kỳ sau./.
SĐĐ: 00072
|
Hiệp Hòa, Ngày 01 tháng 11 năm 2024
|
DUYỆT CỦA BGH
PHT Bùi Văn Xứng (đã kí)
|
CÁN BỘ THƯ VIỆN
Nguyễn Thị Hằng
|
Đăng bài ngày: 11/11/2024